Quy trình nuôi gà nòi từ A đến Z mới nhất hiện nay

nuôi gà nòi

Nuôi gà nòi là trò chơi có từ rất lâu đời ở nước ta. Dòng gà nòi được biết với nhiều tên gọi khác nhau như: gà đòn, gà cồ,… Trãi dài theo bản đồ Việt Nam mỗi địa danh đều có một danh kê. Dòng gà này có thể thấy ở bất cứ đâu và dễ dàng bắt gặp trận đá gà nòi thường xuyên diễn ra. Trò chơi truyền thống này có mặt ở hầu hết các lễ hội, hoặc bất kỳ ngày nào sư kê cáp độ. Được coi là hình thức giao lưu so tài nghệ huấn luyện gà chọi. Để có một chiến kê tốt tham gia thi đấu thì không hề đơn giản. Nó là cả một quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng. Bài viết hôm nay dagatructiep79.com sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình nuôi gà nòi mới nhất.

banner ngang daga79

Tìm hiểu về huấn luyện nuôi dưỡng gà đòn

Một chiến kê được ra trường tham dự đá gà trực tiếp. Là cả một quá trình huấn luyện và nuôi dưỡng của sư kê. Nuôi gà nòi cần phải chăm chút từng chi tiết kéo dài giai đoạn rất nhiều. Từ việc chọn lựa tông dòng từ lúc nhỏ, nuôi đến khi trưởng thành, úp bội nuôi chế độ. Áp dụng om bóp, các bài vần để gà săn chắc và tăng cơ cải thiện lực đá. Do bao gồm rất nhiều quá trình có thể sư kê dễ dàng bỏ sót. Nên bài viết hôm nay tổng hợp từng phần cụ thể nhất cho anh em sư kê mới cũng như các sư kê lâu năm có thể tham khảo. Áp dụng lên chiến kê của mình theo từng quy trình một cách tốt nhất. Để có một chiến kê anh dũng.

Tổng hợp các màu lông cơ bản của gà nòi

Dưới đây là một số màu lông cơ bản, chủ đạo của dòng gà nòi. Anh em có thể tham khảo để chọn cho mình một màu yêu thích, ứng với ngũ hành kinh kê. Để có thể dễ dàng áp dụng phép xem màu mạng gà đá, để coi ngày đi đá giành chiến thắng. 

  • Gà Điều: điều vàng, điều đỏ, điều xanh, điều mật,…
  • Gà Ô: Ô ướt, ô khô, ô xanh,…
  • Gà xám: xám tro, xám điều, xám chuối, xám son, xám kích, xám khô,…
  • Gà nhạn: nguyên thân mình màu trắng. Trường hợp màu lông ngã vàng được gọi là gà úa.
  • Gà ngũ sắc: đây là màu lông hiến có thể đột biến trong quá trình đúc gà. Gà có sư kết hợp của nhiều màu sắc khác nhau, đây được các sư kê gọi là thần kê.
  • Gà ó: Màu lông giống chim ó, hoặc có thể màu hung đỏ, nâu như màu chin diều hâu.

Ngoài ra còn nhiều màu sắc biến thể khác trong quá trình đúc gà có thể tạo ra như: gà bướm, gà cú, gà hoe,….

Chăm sóc chiến kê

Cách chọn giống gà nòi

Để có một giống tốt thì việc lựa chọn gà bố mẹ là rất quan trọng. 

  • Chọn gà mái: Đối với gà mái nòi phải chọn con hung dữ, có dáng gà đá. Chọn gà mái dòng có bổn đã đúc ra lứa chiến kê đá ăn. Nên chọn gà mái có tuổi đời từ 1 tuổi trở lên để chắc chắn hơn cho việc đỗ gà.
  • Chọn gà trống: Chọn gà trống để nuôi đá hoặc đẻ đỗ dòng nên đầu tư chọn những con có thành tích ăn độ từ 2 cái trở lên. Có độ tuổi từ 2 – 5 năm tuổi là tốt nhất để làm nọc.

Thời gian tốt nhất để đúc gà là vào cuối tháng 12 đến đầu tháng Giêng âm lịch. Giai đoạn này chế độ ăn của gà cần có chút thay đổi. Bổ sung thêm nhiều rau xanh và các loại mồi có chất tanh. Gà đẻ và ấp nở vào đầu xuân thời gian này tốt nhất cho gà con.

đá gà trực tuyến

Trực tiếp đá gà Thomo hôm nay – Đá gà trực tiếp c1 – Livestream đá gà

Nuôi gà nòi và quá trình sàn lọc

Nuôi gà con từ nhỏ đến lớn ít nhất sư kê có 2 lần sàn lọc để có những chiến kê tốt nhất.

Lần đầu thì mỗi sư kê có một kinh nghiệm riêng. Yếu tố chung là có thể xem vảy hoặc loại bỏ những con có sức khỏe kém, chậm lớn. Giai đoạn này có thể áp vào lúc gà từ 2 tháng tuổi, lúc này vảy gà đã rõ có thể loại gà chân vảy xấu ngay từ đầu.

Lần 2 thực hiện vào giai đoạn gà từ 7 tháng tuổi. Sờ và cảm nhận những chiến kê nào bị vẹo lườn, Kiểm tra đốt cổ gà nào bị vẹo cần, hở cương ghim cũng loại bỏ ngay. Không nên để những chiến kê này nuôi đá vì dễ bị ngã và gãy cổ.

Gà chọi Thái Bình

Nuôi gà nòi chế độ đá

Những chiến kê trưởng thành từ 7 tháng tuổi trở đi sau khi trãi qua quá trình chọn lọc sẽ được nuôi chế độ đá. Tức là chiến kê đó được úp lên bội và nuôi riêng với chế độ chăm sóc tốt hơn. Lúc này cần thúc cho gà ra lông hoàn toàn, giai đoạn này một số con vẫn chưa trổ lông đều. 

Thực hiện hớt lông gà 

Chúng ta thường thấy gà nòi đi đá rất ít lông để lộ phần thịt đỏ ngầu. Các phần lông đầu và cổ gà được cắt bỏ hoàn toàn mục đích để không bị đối phương cắn nắm. Bên cạnh đó còn dễ phát hiện vết thương và sơ cứu kịp thời. Phần lông đùi gà cũng được cắt sát để tiện cho việc vô nghệ gà đá. Bên cạnh đó phần lông tơ dưới bụng và ức gà cũng được sư kê cắt bỏ để thuận tiện cho việc làm nước, giúp gà giải nhiệt tốt hơn trong lúc thi đấu.

Huấn luyện gà chọi

chạy bội

Nuôi gà chế độ đá cũng áp dụng các bài tập thông thường từ trước tới nay bao gồm: chạy lồng, vần hơi, vần đòn, quần sương, quần mái. Thực hiện đều độ mỗi ngày để gà tăng sức bền và cải thiện được lực đá. Bên cạnh đó cần tắm gà bằng nước chè xanh. Thực hiện nấu nước om bóp gà đá, vào nghệ cho gà. Kết hợp dầm cán để gà chắc chân, không bị mất gân. Xổ à thường xuyên để theo dõi sự cải thiện của gà để khi đạt đủ pin thì cho ra trường cáp độ thi đấu.

Bài viết đã chia sẽ tất cả quy trình nuôi gà nòi mới nhất hiện nay. Hy vọng đem lại vốn kiến thức mới cho anh em tham khảo và áp dụng cho việc nuôi gà chọi của mình. Chúc anh em thành công!