Trị bệnh tụ huyết trùng ở gà và cách phòng bệnh

Bệnh tụ huyết trùng ở gà

Tụ huyết trùng ở gà là một trong những căn bệnh khá phổ biến. Là nỗi lo của nhiều sư kê nuôi gà đá bởi tính truyền nhiễm cực nguy hiểm. Bệnh xuất hiện đột ngột và nguy cơ lây lan cao với tốc độ rất nhanh. Nếu không có kiến thức về căn bệnh này có nguy cơ thiệt hại về kinh tế. Hôm nay dagatructiep79.com chia sẽ cách phòng và trị bệnh tụ huyết trùng ở gà. Đảm bảo giảm thiểu nguy cơ xấu cho sư kê, duy trì sức khỏe cho đàn gà. 

Tổng quan bệnh tụ huyết trùng

Bệnh tụ huyết trùng gà hay còn gọi với tên chuyên môn khác là Fowl Cholera. Là căn bệnh truyền nhiễm mức độ nguy hiểm cấp tính ở gia cầm. Bệnh được gây nên vởi một loại vi khuẩn có tên gọi Pasteurella multocida. Thường gặp nhất ở gà từ 20 tuần tuổi trở lên. Nếu phát hiện cá thể bị tụ huyết trùng mà không có biện pháp chữa trị kịp thời. Chúng sẽ lây lan và chuyển sang thể cấp tính và chết đột ngột. bệnh lây lan từ gà bệnh sang gà khỏe thông qua môi trường sống chung: máng ăng, máng uống,…

Bệnh tụ huyết trùng ở gà

Nhận biết bệnh tụ huyết trùng ở gà

Bệnh này gà sẽ có những dấu hiệu ban đầu như bệnh sổ mũi. Gà thở khò khè thành tiếng, kèm theo biểu hiện mặt đầu sưng tái. Khi thấy gà có dấu hiệu này cần cách ly ngay tránh lây lan. Bệnh tụ huyết trùng tồn tại ở hai thể chính đó là thể cấp tính và thể mãn tính. Chi tiết về mỗi thể bên dưới đây:

Thể cấp tính

Ở thể này gà có nguy cơ chết đột ngột không thấy dấu hiệu gì bên ngoài. Gà từ lúc phát bệnh đến lúc chết chỉ trong vòng 1 – 2 giờ. Khi chết da gà chuyển sang màu tím, tích tai của gà sưng mọng lên. Gà chảy nước mũi có lẫn máu. Tường hợp này còn một dang là gà sẽ số rất cao. Sờ thấy thân nhiệt có thể lên chạm mốc 43 độ. Gà ủ rũ nằm gục tại chổ, mồng và tích chuyển sang màu tím. Gà thở khó khăn, thở há hốc mồm, quan sát thấy mũi và miệng đều chảy nước dịch có lẫn máu. Gà đi ngoài loãng màu nâu. Lúc này gà chỉ có thể sống từ 24 – 72 giờ bắt đầu từ lúc phát bệnh.

Bệnh tụ huyết trùng ở gà

Thể mãn tính

Ở thể này gà bị tụ huyết trùng sẽ tiêu chảy liên tục. Cơ thể gà suy yếu nhanh chóng, tích gà sưng phồng lên. Gà thở phát ra tiếng ran nhẹ nhẹ.

Phòng bệnh tụ huyết trùng cho gà

Vệ sinh chuồng trại

Có thể nói môi trường sống là yếu tố tác động trực tiếp. chính vì thế cần dọn dẹp chuồng trại thường xuyên giữ cho chuồng luôn sạch sẽ. Vệ sinh máng ăn máng uống tránh để nhiễm bẩn nhất là ngừa vi khuẩn Pasteurella multocida ký sinh. Thực hiện phun thuốc khử trùng chuồng trại định kỳ 2 tuần lần. Có thể dùng thuốc  IOGUARD – 300 hoặc BESTAQUAM – S để phun sát trùng khu vực nuôi và chuồng nuôi. Bên cạnh đó cần phun thuốc ULTRAXIDE mỗi tháng ít nhất 2 – 3 lần xen kẽ. 

Tăng đề kháng cho gà

Trong quá trình nuôi bổ sung các loại khoáng chất thiết yếu cho gà chọi. Bổ sung các loại vitamin, chất điện giải vào thức ăn và nước uống. Để gà có sức khỏe ổn định có thể dùng 1 số loại thuốc như VITROLYTE hay AMILYTE cung cấp các dưỡng chất. Bên cạnh đó cần giải độc cho gà bằng cách sử dụng thuốc LIVERCIN hoặc SORAMIN. Dùng thuốc hỗ trợ tiêu hóa ZYMEPRO nếu gà có tình trạng ăn không tiêu. Ngoài ra còn tiêm vacxin ngừa bệnh gà định kỳ nhất là ngừa bệnh tụ huyết trùng gà vào lúc gà được 2 tháng tuổi. Cho gà dùng một số kháng sinh: NEXYMIX, MOXCOLIS, SULTRIMIX PLUS, dùng vào những lúc tiết trời thay đổi và giao mùa. 

đá gà trực tuyến

Trực tiếp đá gà Thomo hôm nay – Đá gà SV388

Cách trị bệnh tụ huyết trùng ở gà

Khi phát hiện gà có những triệu chứng của bệnh. Sau khi thực hiện cách ly và phòng ngừa cho đàn gà. Chúng ta cần dùng thuốc đặc trị cho chiến kê bị bệnh để cứu mạng sống cho nó. Một số thuốc đặc trị hiệu quả nhất mà các sư kê thường dùng nếu chiến kê bị bệnh đó là:

  • Norflox-10: Liều lượng 25ml/100kg/ngày
  • Flumex-30: Liều lượng 15ml/100kg/ngày
  • T. Flox. C: Liều lượng 20g/100kg/ngày
  • T. Umgiaca: Liều lượng  20g/100kg/ngày
  • Flumequin-20: 20ml: Liều lượng 100kg/ngày
  • Enro-10: Liều lượng 25ml/100kg/ngày
  • T. Avimycin: Liều lượng 20g/100kg/ngày
  • T. Colivit: Liều lượng 20g/100kg/ngày

Áp dụng liên tục trong vòng 3 ngày sẽ thấy sự thay đổi. Gà khỏe mạnh lại và ăn uống bình thường.

Bài viết đã chia sẽ tất cả kinh nghiệm về cách trị cũng như phòng ngừa bệnh tụ huyết trùng ở gà. Anh em có thể tham khảo trang bị cho mình thêm vốn kiến thức trong chăn nuôi gà. Chúc anh em thành công!

Xem thêm: Trị gà bị cúm mùa lạnh hiệu quả nhất